Kinh nghiệm phỏng vấn và ôn thi vào MB Bank

Một số chia sẻ thực tế

– Theo như một số bạn tham gia PV năm ngoái chia sẻ thì hội đồng Phỏng vấn của MB rất thoải mái, thân thiện, vui vẻ, cởi mở đôi khi còn gợi ý cho ứng viên nếu bạn ấp úng trong phần trả lời, hoặc không nghĩ ra câu trả lời. Nhưng hãy cứ chuẩn bị trước tinh thần là không phải tất cả đều như vậy đâu nhé )
– MB là một trong số ít những NH rất thích tuyển người trẻ, đặc biệt là các bạnsinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp 1 năm trở lại. Bởi người trẻ thường xông pha, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, không ngại việc và dễ đào tạo, dễ thích nghi với môi trường mới.
– MB cũng rất “nhớ” những ứng viên ngấp nghé vượt qua vòng PV (tức là trượt). Bởi sau đó, khi các chi nhánh có nhu cầu tuyển dụng, những ứng viên đó sẽ “âm thầm” nhận được thông báo mời phỏng vấn với hội đồng của chi nhánh. Khi đó, bạn sẽ không vấp phải tỷ lệ chọi cao, cũng đã rút ra kinh nghiệm xương máu cho mình, cộng với quyết tâm thể hiện tốt hơn, cơ hội trúng tuyển là rất cao.

Vì thế, hãy cố gắng thể hiện tốt nhất ở vòng PV. Càng thể hiện tốt, bạn càng có cơ hội vào MB, nếu không may mắn lần này, biết đâu, bất chợt sẽ có một cuộc gọi, một email trong thời gian tới

Kinh nghiệm phỏng vấn và ôn thi vào MB Bank

Chương trình MB Career Tour hấp dẫn vào tháng 3-4 năm 2020 khi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp

 Một số lưu ý quan trọng với các bạn

1. Thường Hội đồng phỏng vấn sẽ không chuẩn bị một bộ câu hỏi để phỏng vấn các ứng viên, hoặc có nhưng chỉ dùng đến trong một số trường hợp (như hỏi về nghiệp vụ, ứng viên không biết nói gì, hết những cái họ nghĩ ra để hỏi  ). Còn lại, đa phần Hội đồng sẽ xoáy vào phần trả lời của ứng viên để hỏi tiếp, để khai thác sâu hơn. Hội đồng PV chỉ chuẩn bị 1 thứ cố định, đó là “Bảng đánh giá phỏng vấn”. Mỗi ngân hàng có một tiêu chí tuyển dụng ứng viên khác nhau, nhằm tìm ra ứng viên phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa, nghiệp vụ,… của ngân hàng mình. Vì thế, “Bảng đánh giá phỏng vấn” của mỗi ngân hàng có thể khác nhau ở vài điểm. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo “Bảng đánh giá phỏng vấn” của ngân hàng sau đây (không nêu tên) để biết thêm những gì mình cần chuẩn bị.

2. “Mời em giới thiệu về bản thân mình” được đánh giá là câu hỏi quan trọng nhất và khó nhất trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Quan trọng nhất bởi đây là câu hỏi đầu tiên, nếu bạn trả lời tốt sẽ tạo một tâm lý thoải mái cho những câu tiếp theo. Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên này cũng sẽ cho thấy bạn để lại ấn tượng mạnh hay chỉ nhàn nhạt, thậm chí là không có ấn tượng gì với hội đồng. Một điều nữa, nếu bạn làm chủ được phần trả lời của mình cho câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào khác, bạn sẽ là người dẫn dắt cuộc nói chuyện chứ không phải hội đồng. Khó khăn nhất bởi mỗi Hội đồng có một cách “cảm” khác nhau, mỗi người trong hội đồng cũng đánh giá phần trả lời của bạn khác nhau, vì Hội đồng cũng là “người trần mắt thịt” mà  D), nên có thể với một hội đồng này, với một người này, câu trả lời của bạn là ấn tượng; nhưng với hội đồng khác, với người khác, nó rất bình thường.

Với một số ngân hàng, nếu phần giới thiệu bản thân của bạn không tốt, họ sẽ đánh trượt bạn luôn, cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn và mời bạn ra về. Họ cũng có thể hỏi thêm vài câu, tuy nhiên chỉ là hình thức, và bạn sẽ thấy bầu không khí lúc đó “đáng sợ” một cách khác thường ). Tuy nhiên, với những ngân hàng chuyên nghiệp, Hội đồng vẫn sẽ tạo cơ hội cho bạn ở những câu hỏi sau.

Lưu ý nhé, hãy chuẩn bị một phần giới thiệu ấn tượng, rõ ràng, đầy đủ thông tin, có điểm nhấn, đặc biệt phải làm thế nào thể hiện mình thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đừng lan man, sa đà vào những thứ không liên quan như sở thích, chứng chỉ không liên quan.

Tất cả mọi thứ, từ kinh nghiệm làm việc, thành tích trong công việc, hoạt động ngoại khóa, xã hội,… càng liên quan đến vị trí ứng tuyển các tốt, càng cụ thể càng tốt. Đừng nói chung chung như: hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện,… Hãy thể hiện bằng những con số. Và đừng quên nhắc đến sự giúp sức của những người khác nếu không phải một mình bạn có được những thành tích ấy. Điều này cũng thể hiện bạn có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

 

3. Quan trọng nữa này, đừng giới thiệu về công việc cũ/hiện tại một cách quá say sưa & thể hiện mình đam mê & phù hợp với công việc đó. Vì khi đó Hội đồng sẽ nghĩ bạn phù hợp với công việc hiện tại hơn, hoặc khi tuyển dụng bạn vào bạn sẽ không chuyên tâm cho công việc mới.

4. Để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn nên chuẩn bị trước từ ở nhà, hãy xem thật kỹ CV của bạn (lưu ý khi điền CV đừng chém gió quá đà), viết ra giấy và sắp xếp các ý sao cho phần giới thiệu gây ấn tượng. Tập nói trước gương, nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, rút kinh nghiệm giúp bạn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể nhờ được người quen làm nhân sự hoặc ngân hàng nhận xét phần giới thiệu của mình. Rà soát lại CV và xem nếu có lỡ chém gió quá đà ở đâu đó thì phần giới thiệu nên bỏ phần đấy, hoặc đưa vào nhưng ở mức độ vừa phải. Ví dụ, khi bạn ứng tuyển, bạn hiểu vị trí công việc đó yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục. Bạn đưa vào CV để nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nhưng nếu bạn không tự tin trong giao tiếp, thuyết trình, khi phỏng vấn, hội đồng sẽ nhận ra ngay qua những câu trả lời đầu tiên, hoặc họ có thể đặt câu hỏi “Tại sao em nói em có khả năng giao tiếp tốt?”. Khi đó, sẽ thật không hay nếu bạn ấp úng và không trả lời được tại sao. Ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, vì thế, đòi hỏi nhân viên phải hết sức trung thực.

5. Dù bạn gặp phải câu hỏi nào, tình huống nào đi chăng nữa, đừng quên thể hiện cho Hội đồng thấy bạn thực sự đam mê với ngành và nghề ngân hàng, thực sự yêu thích với Ngân hàng bạn đang ứng tuyển vào. Và phải thể hiện bạn có mộtcam kết gắn bó chứ không phải là người thích nhảy việc, hay chỉ làm tạm một thời gian rồi đi du học hay học lên cao ở trong nước. MB đặc biệt tìm kiếm những ứng viên như vậy.

6. Bạn sẽ có lợi thế không nhỏ trong đợt phỏng vấn này nếu bạn:

– Giỏi tiếng Anh, hoặc nếu không đến mức giỏi, cũng hãy chuẩn bị sẵn cho mình một phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, trong đó ngoài những thông tin cơ bản còn cần thêm: mục tiêu công việc, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, công việc hiện tại,…

– Có năng khiếu, sở trường trong một lĩnh vực nào đó (nói đơn giản là tài lẻ): ví dụ: bạn biết chơi đàn, thổi sáo, bạn hát hay, bạn biết bói bài, bạn biết làm ảo thuật,...

7. Những tips và lưu ý quan trọng về: trang phục, những thứ cần mang theo, lưu ý trước, trong và sau khi phỏng vấn, các bạn có thể tìm thấy tại topic phía cuối bài viết này của banker viethungkieu. Còn mấy điều như: phải hết sức thoải mái, bình tĩnh, tự tin,… thì ở đâu cũng nói, ở đâu cũng gặp, chắc các bạn ai cũng biết (nhưng không phải ai cũng thực hiện được ), nên, làm thế nào để thoải mái, bình tĩnh, tự tin là ở chính các bạn, bởi không ai hiểu bản thân mình bằng mình mà. Nhưng mình cũng muốn góp ý thêm, sự tự tin sẽ có khi bạn:

– Một là giỏi tiếng Anh;
– Hai là tính cách tự tin, sôi nổi, hòa đồng, hướng ngoại, thích giao tiếp,… – những thứ được thể hiện trong suốt quá trình học tập, hoạt động, làm việc trước đó. Và bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn cũng nhận thấy điều này khi tiếp xúc với bạn;
– Ba là bạn có thể giao tiếp với một/một số người lạ mà không cảm thấy lạ, tức là bình thường như khi nói chuyện với người quen;
– Bốn là bạn có năng khiếu nổi bật;
– Và năm là, bạn làm chủ kiến thức của mình. Vẫn biến kiến thức là vô hạn, nhưng trong một chừng mực nào đó, ở một vị trí cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì có thể đạt đến ngưỡng làm chủ kiến thức. Hãy cố gắng để kiến thức luôn sẵn có trong đầu bạn nhé. Nó sẽ có ích không chỉ trong lần này, mà còn những cơ hội tiếp theo.

 

0