Làm ngân hàng cần biết thay đổi để thích nghi

Thời gian luôn là dòng chảy xiết không bao giờ đứng yên, cũng như đời người khi theo nghề ngân hàng cũng tuân theo quy luật đào thải và phát triển. Mặc dù chưa có sự thống kê bao nhiêu anh chị có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng phải chuyển sang ngành khác, nhưng tỷ lệ chuyển nghề hay bỏ nghề thật sự không phải là tỷ lệ nhỏ, điều đó cho thấy mức độ rủi ro cũng như áp lực nghề ngân hàng mang lại.

Quy luật của sự vận động và phát triển, không thay đổi thì khó có thể tồn tại lâu dài và người làm nghề ngân hàng cũng vậy. Cách đây hơn 20 năm, anh chị nào trong ngành ngân hàng còn khá lạ với khái niệm KPI (Key Performance Indicator – chỉ số đo lường hiệu quả công việc trong kỳ) cho bộ phận kinh doanh, cho bộ phận hỗ trợ, thì nay đã khác trước rất nhiều, bất kỳ “ lính mới hay lính cũ” của người làm ngân hàng hiện nay “ ăn hay ngủ” đều suy nghĩ về KPI của bản thân.

null

Tôi nhớ những anh chị kỳ cựu trong ngành khi chia sẻ với tôi điều kiện muốn vào làm ngân hàng, một là cần có người trong ngành giới thiệu, bảo lãnh vì liên quan đến kho quỹ, tiền bạc và tính chất đạo đức nghề nghiệp, hai là cần tốt nghiệp đại học chính quy để có một kiến thức và trình độ nhất định để có thể tiếp nhận tính chất nhạy cảm và độ khó của ngành.

Tuy nhiên ngày nay đã khác, với xu thế hội nhập và cải cách, ngành ngân hàng không còn độc quyền như trước đây, hàng loạt nhu cầu nhân sự ngành tăng lên đáng kể, áp lực kinh doanh/ lợi nhuận ngày càng nhiều, vì vậy trình độ quản trị trong ngành cần thay đổi theo một tư duy mới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn mang tính cạnh tranh và phát triển.

“ Thay đổi để thích nghi” đích thực là một tư duy vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, “khoa học” là sự tiếp thu các cách quản trị tiến bộ nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động trong ngành và phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, “ nghệ thuật” nghĩa là đòi hỏi mỗi người làm ngân hàng cần có một kỹ năng, một phương thức thông qua đào tạo, huấn luyện mà còn được rèn luyện, tích lũy qua một thời gian lâu dài.

Cũng bàn thêm, nghệ thuật thay đổi hoàn toàn không phải là sự thay đổi tự do, tùy tiện, thay đổi một cách máy móc, mà là sự cân bằng hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích xã hội. Sự cố chấp, bảo thủ chính là mối nguy hại nhất cho chính mình và cho tổ chức.

Một tổ chức, một cá nhân luôn cần có sự thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh hiện tại trong đó đặc biệt là tính nhạy cảm của ngành ngân hàng, tuy nhiên thay đổi không có nghĩa là phá vỡ bản sắc của mình , mà là vẫn cần giữ cái gốc, cái nền, cái đặc sắc riêng tư, cái hồn mà từ đó nảy sinh ra sự biến hóa, linh hoạt, phù hợp với thời cơ, nguyên lý kinh doanh hiện tại.

Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu ngân hàng tự nguyện sáp nhập hay buộc sáp nhập,tuy nhiên do không thay đổi hoặc nếu có thay đổi nhưng vẫn không giữ được bản sắc vốn có của mình, đã dẫn đến thiệt hại kinh tế cho xã hội, cho bản thân người lao động trong ngân hàng.

Cá nhân thay đổi phải chăng làm chúng ta tồn tại mãi mãi trong một nghề ngân hàng nhất định, không chỉ có vậy, nhiều khi thay đổi mỗi cá nhân còn ảnh hưởng đến biết bao người khác, có thể quyết định vận mệnh của một chi nhánh, một ngân hàng.

Đích thị, người làm trong ngành ngân hàng hiện nay theo tôi cần có sự bản lĩnh vì bản lĩnh là yêu cầu lớn nhất để tạo nên sự thay đổi lớn lao và đột phá, trích dẫn câu nói của cố Tổng Thống Mỹ Kenedy “ Sự tiến bộ là một từ ngữ đẹp, song động cơ của sự tiến bộ là thay đổi, mà sự thay đổi nào cũng có kẻ thù của nó”, vì vậy bản lĩnh còn là dám đối mặt với nhưng trì trệ, bảo thủ và lạc hậu.

Kim Anh Tuấn (Ngân hàng VIB)

Theo Trí thức trẻ

0