Pháp chế ngân hàng là gì, lương bao nhiêu và một số câu hỏi phỏng vấn tình huống

 

 

PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG LÀ GÌ, LƯƠNG BAO NHIÊU VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN TÌNH HUỐNG

I. PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

Pháp chế ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong ngân hàng, đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo mọi hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành. Pháp chế ngân hàng không chỉ đóng vai trò là người giám sát pháp lý mà còn là cố vấn pháp luật, giúp ngân hàng đưa ra các quyết định hợp lý, an toàn và hiệu quả trong khuôn khổ pháp lý. Bộ phận này có trách nhiệm phòng ngừa rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong các giao dịch, hợp đồng, và các vụ kiện.

 

II. PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Pháp chế ngân hàng thực hiện nhiều công việc đa dạng, bao gồm:

  1. Tư vấn pháp lý:
  • Cung cấp ý kiến chuyên môn về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng, từ các giao dịch nhỏ đến các dự án lớn.
  • Giải đáp các thắc mắc về pháp luật cho các bộ phận khác trong ngân hàng.
  • Đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu để giải quyết các vấn đề phát sinh.
  1. Soạn thảo và thẩm định hợp đồng:
  • Soạn thảo các hợp đồng, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thuê...
  • Thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng trước khi ký kết.
  1. Kiểm soát rủi ro pháp lý:
  • Xây dựng các quy trình, quy định nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý.
  • Theo dõi và đánh giá các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
  • Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
  1. Đại diện pháp lý:
  • Đại diện cho ngân hàng trong các vụ kiện tụng, tranh chấp.
  • Tham gia các cuộc đàm phán, thương lượng với khách hàng, đối tác.
  1. Theo dõi và cập nhật pháp luật:
  • Theo dõi thường xuyên các thay đổi của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.
  • Cập nhật kiến thức pháp lý cho bản thân và các bộ phận liên quan.
  1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý của ngân hàng:
  • Tham gia xây dựng các quy chế, quy định nội bộ của ngân hàng.
  • Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro pháp lý.

 

III. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG BAN PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG THƯỜNG GỒM CÁC BỘ PHẬN NÀO?

Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù hoạt động của ngân hàng, có thể có thêm các bộ phận khác nhau, thường bao gồm:

  • Bộ phận tổng hợp và tư vấn pháp lý:
  • Nghiên cứu, phân tích pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.
  • Tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong ngân hàng.
  • Soạn thảo, thẩm định các hợp đồng, văn bản pháp lý.
  • Theo dõi và cập nhật các thay đổi của pháp luật.
  • Bộ phận xử lý nợ:
  • Xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến nợ xấu, nợ khó đòi.
  • Tham gia các vụ kiện liên quan đến thu hồi nợ.
  • Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nợ.
  • Bộ phận pháp lý chứng từ:
  • Kiểm tra, thẩm định tính pháp lý của các chứng từ giao dịch.
  • Xử lý các tranh chấp liên quan đến chứng từ.
  • Bộ phận quản lý đầu tư:
  • Tư vấn pháp lý cho hoạt động đầu tư của ngân hàng.
  • Thẩm định tính pháp lý của các dự án đầu tư.

 

IV. ĐIỀU KIỆN ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG

Do tính chất quan trọng của công việc này đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế được đặt ra rất cao. Yêu cầu cụ thể có thể khác nhau tùy theo từng ngân hàng, nhưng hầu hết các ứng viên đều cần:

+ Tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo chuyên ngành luật hàng đầu trong nước với xếp loại từ khá trở lên.

+ Ứng viên cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc

+ Chứng chỉ tiếng Anh và tin học để đáp ứng đầy đủ các kỹ năng cần thiết.

+ Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hiểu biết sâu về doanh nghiệp và các thủ tục liên quan

 

V. MỨC LƯƠNG, THƯỞNG ĐỐI VỚI VỊ TRÍ PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế đang tăng cao. Mức lương cho vị trí pháp chế doanh nghiệp thường cao hơn so với nhiều ngành, nghề luật khác, và pháp chế trong lĩnh vực ngân hàng lại có mức thu nhập vượt trội hơn so với mặt bằng chung của ngành pháp chế.

Cụ thể, nhiều ngân hàng sẵn sàng đầu tư vào vị trí này với mức lương hấp dẫn:

  • Chuyên viên pháp chế ngân hàng: từ 13 - 15 triệu đồng/tháng.
  • Trưởng/phó phòng hoặc ban pháp chế: dao động từ 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Chưa kể đến mức thưởng của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm Big4 vô cùng hấp dẫn.

Ví dụ: Agribank Tết âm lịch có thể thưởng tối đa lên tới 15 tháng lương (chia làm 2 đợt, trước và sau Tết) …

Vì vậy mức lương, thưởng quá hấp dẫn đối với vị trí này cũng đòi hỏi ứng viên có trình độ và chât lượng cao.

Ôn thi ngay vị trí pháp chế Agribank với bộ câu hỏi tại đây: Bộ câu hỏi đề thi Pháp chế Agribank

 

VI. MỘT SỐ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG PHỎNG VẤN VỊ TRÍ PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG

Tình huống 1: X là giám đốc, người đại diện theo ủy quyền của Quỹ tín dụng nhân dân A, ký hợp đồng tín dụng với công ty TNHH Y (thành viên). Vậy, X phải chịu trách nhiệm giải ngân với Y hay A phải chịu trách nhiệm giải ngân với Y trong trường hợp này (nếu hợp đồng tín dụng này là hợp pháp)? Giải thích.

 

Tình huống 2: Công ty X có A là chủ tịch HĐQT, B là giám đốc. Theo quy định của Điều lệ của công ty X thì B được phép ký các hợp đồng tín dụng (gọi tắt là HĐTD) đối với khách hàng là thành viên của X. Hỏi:

  1. Ai là đại diện theo pháp luật?
  2. Ai sẻ là người đại diện theo ủy quyền?

Nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì có cần xem lại nội dung điều lệ không? Giải thích.

 

Tình huống 3

Công ty Cổ phần D vay ngân hàng 50 tỷ đồng, thời hạn vay 24 tháng, lãi suất cố định, tài sản đảm bảo là một khu đất công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi vay, công ty D không trả được nợ, và ngân hàng phát hiện rằng khu đất này nằm trong diện thu hồi của Nhà nước để làm dự án hạ tầng công cộng, việc này đã được thông báo công khai trước khi công ty D vay vốn.

Câu hỏi:

  1. Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 4

Ông E vay ngân hàng 5 tỷ đồng, thời hạn vay 18 tháng, tài sản đảm bảo là cổ phiếu của công ty F do ông E sở hữu. Sau một thời gian, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và không còn đủ giá trị để đảm bảo khoản vay. Ngân hàng yêu cầu ông E bổ sung thêm tài sản đảm bảo nhưng ông E không thực hiện và tiếp tục không trả nợ.

Câu hỏi:

  1. Trường hợp trên sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 5

Ông G vay ngân hàng 15 tỷ đồng, thời hạn vay 36 tháng, tài sản đảm bảo là nhà ở và đất ở. Sau khi vay, ông G làm thủ tục chuyển nhượng tài sản này cho một bên thứ ba mà không thông báo cho ngân hàng và bên thứ ba đã chuyển nhượng lại cho người khác.

Câu hỏi:

  1. Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 6:

Công ty TNHH X vay ngân hàng 20 tỷ đồng, thời hạn vay 36 tháng, tài sản đảm bảo là một nhà máy sản xuất. Sau một thời gian, công ty X chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho một công ty nước ngoài và chuyển nhượng nhà máy cho một công ty con. Ngân hàng không được thông báo về việc chuyển nhượng này và không thực hiện bất kỳ biện pháp bảo đảm nào.

Câu hỏi:

  1. Trường hợp trên sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 7

Ông H là chủ tịch Hội đồng Quản trị của một công ty cổ phần, đồng thời cũng là người bảo lãnh cho một khoản vay của công ty tại ngân hàng. Tuy nhiên, ông H không thông báo cho các cổ đông về việc bảo lãnh này và sau khi công ty không trả được nợ, ngân hàng yêu cầu ông H thanh toán khoản vay.

Câu hỏi:

  1. Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 8

Một ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với ông K để cho vay 10 tỷ đồng với thời hạn 12 tháng. Tuy nhiên, hợp đồng này không quy định rõ lãi suất, dẫn đến tranh chấp về số tiền lãi phải trả sau khi hợp đồng hết hạn.

Câu hỏi:

  1. Sai phạm ở khâu nào? Ai đã sai? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 9

Ông M vay ngân hàng 20 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và nhà ở. Tài sản này thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông M. Sau khi ký hợp đồng thế chấp và được giải ngân, vợ ông M khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu với lý do bà không ký hợp đồng này và không biết về việc ông M dùng tài sản chung để thế chấp.

Câu hỏi:

  1. Trường hợp trên có sai phạm nào không? Nếu có, ai đã sai và vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 10

Công ty TNHH X có nhu cầu vay vốn và dùng tài sản đảm bảo là nhà xưởng trên đất thuê của Nhà nước với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, hợp đồng thuê đất không có điều khoản cho phép chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty TNHH X vẫn tiến hành thế chấp tài sản này để vay vốn mà không thông báo cho bên cho thuê đất.

Câu hỏi:

  1. Việc thế chấp tài sản của công ty X có hợp pháp không? Vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý tình huống này là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng là gì?

 

Tình huống 11

Ông N vay vốn ngân hàng và dùng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất. Tài sản này thuộc quyền sở hữu của ông N và chị gái, cả hai đều đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ có ông N ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng, còn chị gái ông N không tham gia và không biết về việc thế chấp.

Câu hỏi:

  1. Trường hợp trên có vi phạm quy định pháp luật không? Ai đã sai và vì sao?
  2. Ngân hàng cần làm gì để xử lý tình huống này?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Tình huống 12

Một doanh nghiệp tư nhân P sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất và nhà xưởng để thế chấp vay vốn ngân hàng. Sau đó, chủ doanh nghiệp P qua đời mà không để lại di chúc. Người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp không đồng ý tiếp tục trả nợ và không muốn sử dụng tài sản này để thanh toán khoản vay.

Câu hỏi:

  1. Ngân hàng có quyền gì đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp này?
  2. Các bước xử lý có thể được áp dụng là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro này là gì?

 

Tình huống 13

Công ty Cổ phần Q sử dụng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất đã được cấp cho công ty với mục đích sản xuất kinh doanh để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, ngân hàng phát hiện rằng đất này đang bị tranh chấp pháp lý với một bên thứ ba, và vụ tranh chấp đang được Tòa án thụ lý.

Câu hỏi:

  1. Ngân hàng nên xử lý tình huống này như thế nào?
  2. Việc thế chấp tài sản này có hợp pháp không? Vì sao?
  3. Các biện pháp phòng ngừa tranh chấp pháp lý khi thẩm định tài sản là gì?

 

Tình huống 14

Ông T vay vốn ngân hàng và dùng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất. Trong hợp đồng thế chấp, ngân hàng không kiểm tra kỹ thông tin và bỏ sót việc ông T đã thế chấp tài sản này tại một ngân hàng khác trước đó. Sau khi phát hiện, ngân hàng yêu cầu ông T bổ sung tài sản đảm bảo nhưng ông T không thể thực hiện.

Câu hỏi:

  1. Trường hợp trên có sai phạm nào không? Nếu có, ai đã sai và vì sao?
  2. Các biện pháp xử lý có thể được đưa ra là gì?
  3. Các biện pháp phòng ngừa là gì?

 

Bộ đề thi ôn thi các ngân hàng xem tại: https://jb.com.vn

Tham gia group ôn thi JB tại: 

 + Group Agribank 1: fb.com/groups/agritest

+ Group Agribank 2: fb.com/groups/agribankcaptoc

+ Group Vietcombank: fb.com/groups/jb.vcb/

+ Group BIDV 1: fb.com/groups/jb.bidv

+ Group BIDV 2: fb.com/groups/jb.thibidv

+ Group ôn thi công chức, NHCSXH: fb.com/groups/congchuc

+ Group ôn thi ngân hàng: fb.com/groups/4banker

+ Group Zalo: https://zalo.me/g/afqvvt921

Fanpage của JB: 

+ Đề thi ngân hàng: fb.com/dethivaonganhang

+ Giangblog: fb.com/giangblog 

 

0