Ảo giác tiền tệ (Money Illusion) là gì? Ảo giác tiền tệ và Đường Phillips

Ảo giác tiền tệ

Khái niệm

Ảo giác tiền tệ trong tiếng Anh là Money Illusion.

Ảo giác tiền tệ là một lí thuyết kinh tế nói rằng mọi người có xu hướng chỉ đánh giá được sự giàu có và thu nhập của họ bằng giá trị danh nghĩa của đồng tiền mà không nhận thức được giá trị thực tế. 

Nói cách khác, lí thuyết này cho rằng mọi người không tính đến mức độ lạm phát trong nền kinh tế, và tin tưởng một cách sai lầm rằng một đồng tiền trong năm nay có giá trị bằng với một đồng trong năm trước.

Ảo giác tiền tệ là một vấn đề tâm lí gây ra tranh cãi giữa các nhà kinh tế. Một số người không đồng ý với lí thuyết này, cho rằng mọi người tự động nghĩ về tiền của họ theo nghĩa thực tế, có điều chỉnh theo lạm phát vì họ thấy giá thay đổi mỗi khi đi mua sắm.

Các nhà kinh tế khác thì cho rằng hiện tượng ảo giác tiền tệ có rất nhiều, chỉ ra các yếu tố như thiếu giáo dục tài chính và sự bế tắc về giá cả là lí do khiến mọi người rơi vào cái bẫy của việc không nhận ra chi phí sinh hoạt tăng cao.

Ảo giác tiền tệ thường được coi là một lí do tại sao mức lạm phát nhỏ từ 1% đến 2% mỗi năm là tốt đối với một nền kinh tế. Ví dụ, lạm phát thấp cho phép người sử dụng lao động tăng lương một chút theo giá trị danh nghĩa, mà không thực sự trả nhiều hơn theo giá trị thật. 

Do đó, nhiều người được tăng lương tin rằng tài sản của họ đang tăng lên, bất kể tỉ lệ lạm phát thực tế là bao nhiêu.

Ảo giác tiền tệ đánh lừa nhận thức của mọi người về kết quả tài chính. Ví dụ, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng mọi người thường nhận thấy việc cắt giảm 2% thu nhập danh nghĩa mà không có sự thay đổi về giá trị tiền tệ là không công bằng. 

Tuy nhiên, họ cũng cho rằng mức tăng 2% của thu nhập danh nghĩa trong khi lạm phát đang ở mức 4% là công bằng.

Ảo giác tiền tệ và Đường Phillips

Ảo giác tiền tệ được cho là một khía cạnh quan trọng của đường cong Phillips trong phiên bản Friedmanian - một công cụ thông dụng để phân tích chính sách kinh tế vĩ mô. Đường cong Philips tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế đi kèm với lạm phát, do đó sẽ dẫn đến nhiều việc làm hơn và ít thất nghiệp hơn.

Ảo giác tiền tệ giúp củng cố lí thuyết đó, lập luận rằng nhân viên hiếm khi yêu cầu tăng tiền lương để bù đắp cho lạm phát, giúp các công ty dễ dàng thuê nhân công với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ảo giác tiền tệ không giải thích thỏa đáng cho cơ chế hoạt động của đường cong Phillips. Để làm như vậy cần phải có hai giả định bổ sung.

Thứ nhất, giá phản ứng khác nhau với các điều kiện về cầu sửa đổi: sự gia tăng của tổng cầu ảnh hưởng đến giá hàng hóa sớm hơn ảnh hưởng của nó đến giá cả thị trường lao động. 

Do đó, thất nghiệp giảm thực chất là kết quả của việc giảm tiền lương thực tế; và phán đoán chính xác của nhân viên về tình hình là lí do duy nhất khiến tỉ lệ thất nghiệp quay về mức ban đầu (mức thất nghiệp tự nhiên). Điều này có nghĩa là chấm dứt ảo giác tiền tệ, khi cuối cùng họ nhận ra động lực thực tế của giá cả và tiền lương.

Giả định khác liên quan đến sự bất cân xứng thông tin đặc biệt: bất cứ điều gì liên quan đến những thay đổi về tiền lương và giá (thực tế và danh nghĩa) mà nhân viên không biết thì các nhà tuyển dụng lại có thể nhận biết rõ ràng. 

(Theo investopedia)

0